VẬN TẢI NINH BÌNH

Google Map

thutuchaiquan1 truongngoaingu6 thutuchaiquan2 thutuchaiquan4 thutuchaiquan5 thutuchaiquan3

Sau 2 tháng thực hiện tổng kiểm soát ô tô kinh doanh vận tải hành khách và ô tô vận tải hàng hóa bằng container, CSGT toàn quốc đã phát hiện, xử lý hơn 65.000 trường hợp vi phạm, phạt hơn 80 tỷ đồng.

Thực hiện tổng kiểm soát ô tô kinh doanh vận tải hành khách và ô tô vận tải hàng hóa bằng container (từ ngày 15/8 đến 15/10) lực lượng CSGT toàn quốc đã thực hiện tổng kiểm soát hơn 480.000 trường hợp; phát hiện, xử lý hơn 65.000 trường hợp vi phạm, phạt tiền hơn 80 tỷ đồng, tước hơn 5.400 giấy phép lái xe...


Đối với ô tô vận tải hành khách, CSGT toàn quốc đã xử lý hơn 48.000 trường hợp vi phạm, phạt tiền hơn 50 tỷ đồng; tước hơn 3.600 giấy phép lái xe. Trong đó, cảnh sát đã xử lý 99 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, 15 trường hợp vi phạm về ma túy, hơn 3.400 trường hợp vi phạm về tốc độ.

Một số địa phương có kết quả xử lý xe vận tải hành khách cao như: TP Hồ Chí Minh gần 6.000 trường hợp; TP Hà Nội hơn 3.600 trường hợp; Nghệ An hơn 3.600 trường hợp...

Theo Cục CSGT, đối với ô tô vận tải hàng hóa bằng container, CSGT toàn quốc đã xử lý hơn 17.500 trường hợp vi phạm, phạt tiền hơn 30 tỷ đồng; tước giấy phép lái xe hơn 1.700 trường hợp... Trong đó, vi phạm nồng độ cồn là 59 trường hợp; vi phạm về ma túy là 12 trường hợp...

Một số địa phương có kết quả xử lý xe vận tải container cao như: TP Hồ Chí Minh hơn 3.300 trường hợp; Hải Phòng hơn 3.000 trường hợp...

 Logistics là ngành đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và là một ngành dịch vụ có nhiều tiềm năng đem lại giá trị gia tăng cao...!

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử thói quen của người tiêu dùng đã và đang thay đổi, phương thức giao dịch mua bán chuyển từ mua bán truyền thống sang mua hàng trực tuyến. Bên cạnh đó, nền kinh tế mở cửa và hội nhập ngày càng sâu rộng với hơn 500 tỷ USD xuất nhập khẩu mỗi năm; quy mô vận tải hàng hóa đường bộ, đường biển, đường hàng không, đường sắt đều rất lớn - đây là mảnh đất màu mỡ để các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực logistics có thể tìm kiếm cơ hội.

Tuy nhiên cũng cần có đánh giá tổng quan về thực trạng kết cấu hạ tầng logistics.






Giai đoạn 2016 - 2020, hệ thống hạ tầng giao thông đã được đầu tư phát triển nhanh, phát huy hiệu quả cao; nhiều công trình lớn, hiện đại đã được đưa vào khai thác. Việc tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông có trọng tâm, trọng điểm đã góp phần tái cơ cấu hợp lý lĩnh vực vận tải, bảo đảm kết nối hài hoà các phương thức vận tải, phát huy thế mạnh của từng phương thức, làm giảm chi phí vận tải, nâng cao hiệu quả, chất lượng dịch vụ vận tải, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Về đường bộ: Kết cấu hạ tầng đường bộ có nhiều đột phá so với các lĩnh vực khác, đảm nhận vai trò chủ yếu trong kết nối vùng miền và quốc tế, đã hoàn thành đầu tư xây dựng giai đoạn 2011 - 2020 khoảng 1.074 km đường bộ cao tốc, đưa tổng chiều dài cao tốc đang khai thác lên 1.163 km. Mạng lưới quốc lộ đạt 24.598 km, các tuyến quốc lộ chính yếu được đưa vào cấp kỹ thuật, thay thế cầu yếu và đồng bộ tải trọng, tỷ lệ mặt đường bê tông nhựa được nâng lên 64%. 

Về đường bộ cao tốc: Khu vực phía Bắc đã hoàn thành các tuyến hướng tâm tới Thủ đô Hà Nội; tuyến đường cao tốc ven biển nối Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn. Khu vực phía Nam đã hoàn thành 2 tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây nối Đông Nam bộ và phía Bắc, Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương nối với các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long; đang triển khai 2 tuyến Bến Lức - Long Thành, Trung Lương - Mỹ Thuận. Khu vực miền Trung đã hoàn thành 2 tuyến Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Liên Khương - Đà Lạt.

Về đường sắt: Lĩnh vực đường sắt đã có nhiều nỗ lực, duy trì tình trạng kết cấu hạ tầng để nâng cao an toàn và rút ngắn thời gian chạy tàu. Phân bổ nguồn lực đầu tư cho kết cấu hạ tầng đường sắt còn hạn chế tuy nhiên bước đầu hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt đã được quan tâm đầu tư, từng bước được cải tạo, nâng cấp. Hiện tại đang triển khai 04 dự án cải tạo, nâng cấp các công trình đường sắt trên tuyến đường sắt Bắc - Nam.

Về đường thủy nội địa: Năng lực kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa đã được nâng cao nhờ việc tập trung đầu tư nâng cấp cải tạo một số tuyến tại khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời với việc đưa vào sử dụng một số công trình chỉnh trị cửa sông, kênh, âu tàu lớn, hiện đại và một số cảng đầu mối container kết hợp cảng cạn ở Phía Nam và Phía Bắc. Tuy nhiên, việc khai thác đường sông để đưa hàng đến và đi từ cảng biển cần được quan tâm hơn nữa.

Về đường biển: Hệ thống cảng biển được đầu tư đồng bộ với năng lực thông qua khoảng 570 triệu tấn/năm. Hai cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép và Lạch Huyện đã có khả năng tiếp nhận được tàu tải trọng lớn từ 130.000 tấn đến 200.000 DWT đi thẳng bờ Tây nước Mỹ, Canada và Châu Âu; cảng chuyên dùng tiếp nhận được tàu từ 100.000 tấn đến 320.000 tấn; từng bước phát triển hệ thống cảng cạn hỗ trợ hiệu quả cho việc khai thác cảng biển, phát triển dịch vụ logistics.

Về đường hàng không: Các cảng hàng không quan trọng đã được nâng cấp gồm Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng và xây dựng mới gồm Phú Quốc, Vân Đồn, nâng tổng công suất mạng cảng hàng không đạt khoảng 90 triệu hành khách/năm. Công nghệ điều hành bay hiện đại đảm bảo an toàn, tăng hiệu quả khai thác hạ tầng cảng hàng không.

Trong năm 2020, đã kịp thời hoàn thành đưa vào khai thác 21 công trình, dự án và hoàn tất thủ tục, triển khai thi công 19 công trình dự án mới. Số lượng các trung tâm logistics, trung tâm phân phối, cảng cạn, kho ngoại quan cũng gia tăng về số lượng và nâng cấp về công nghệ.




Về trung tâm logistics: Theo báo cáo sơ bộ của 45/63 tỉnh, thành phố, cả nước có tổng số 69 trung tâm logistics có quy mô lớn và vừa, phân bổ tập trung ở một số khu công nghiệp. Các trung tâm logistics hạng I, hạng II, các trung tâm logistics chuyên dụng theo quy hoạch tại Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến 2020, định hướng đến năm 2030 đang được các tỉnh, thành phố tập trung triển khai, kêu gọi đầu tư xây dựng (Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Đắk Nông, Tây Ninh, Sóc Trăng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ).

Năm 2020 tiếp tục có sự chuyển đổi từ trung tâm logistics truyền thống sang trung tâm logistics thế hệ mới, áp dụng công nghệ 4.0. Với sự gia tăng mạnh của số lượng các doanh nghiệp thương mại điện tử, cùng với nhu cầu thuê mặt bằng phục vụ lưu giữ, phân loại hàng hóa, hoàn tất đơn hàng..., nhiều doanh nghiệp đã nắm bắt xu thế, xây dựng và đầu tư hệ thống kho, trung tâm logistics với chức năng cung ứng dịch vụ vận tải, hoàn tất đơn hàng, phân phối... theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại với chất lượng cao. Trong đó, hai mô hình trung tâm logistics điển hình về ứng dụng công nghệ là: trung tâm logistics và cảng cạn quốc tế ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và kết nối công nghệ 4.0; và trung tâm logistics phục vụ nông nghiệp.

Đáng chú ý, trong năm chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam cùng Singapore đã khởi động Mạng lưới logistics thông tin ASEAN với dự án đầu tiên là Trung tâm logistics ICD Vĩnh Phúc sẽ là điểm trung chuyển hàng hóa nội địa, hàng hóa xuất nhập khẩu và những mặt hàng khác tuyến Hành lang kinh tế Hà Nội - Lào Cai và từ Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai.

Thực trạng năng lực kinh doanh của doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2018, Việt Nam có 29.694 doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động dịch vụ logistics. Tính đến ngày 30/9/2021, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) có 515 Hội viên, trong đó có 428 Hội viên chính thức và 87 Hội viên liên kết với 58 Hội viên là doanh nghiệp FDI. Hơn 80% hội viên là doanh nghiệp nhỏ và vừa, một số hội viên như: Transimex, Gemadept, Sotrans, Tân Cảng Sài Gòn là những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics lớn, cung cấp dịch vu 3PL, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam và có chi nhánh hoặc đại diện ở thị trường ngoài nước. 46/63 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics của Việt Nam đã được Cơ quan quản lý hoạt động hàng hải của Mỹ (FMC) cấp phép và có Bond cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đi và đến Mỹ là Hội viên VLA, phục vụ đắc lực cho việc phát triển thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Việt Nam đứng đầu trong các nước ASEAN về số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics được FMC cấp phép, sau đó là Singapore 53, Malaysia 15, Philippine 13 và Indonesia 12.

Theo khảo sát của VLA thì các doanh nghiệp logistics hàng đầu thế giới (3PL, 4PL) như: DHL, DB Schenker, Nippon Express, Sinotrans... đã có mặt tại Việt Nam. Thị phần của các doanh nghiệp logistics nước ngoài này chiếm khoảng 70-80% các dịch vụ logistics quốc tế. Một trong những nguyên nhân trên là trên 92% hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam được bán theo hình thức FOB và mua theo hình thức CIF. Các doanh nghiệp logistics Việt Nam cung cấp chủ yếu là các dịch vụ logistics nội địa như: vận tải nội địa, giao nhận, kho bãi, khai báo thủ tục Hải quan, giám định hàng hóa, dịch vụ cảng biển,...

Kết quả hoạt động logistics trong thời gian vừa qua đóng góp cho tăng trưởng xuất khẩu và tăng trưởng GDP

Được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp dịch vụ logistics, trong giai đoạn 2016-2020, ngành dịch vụ logistics Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh, bước đầu đáp ứng được yêu cầu của các khách hàng quốc tế và trong nước. Đặc biệt, trong bối cảnh chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ đầu năm 2020 đến nay, ngành dịch vụ logistics của Việt Nam đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc góp phần thực hiện các FTA thế hệ mới. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 10, khu vực kinh tế trong nước đạt 6,89 tỷ USD, giảm 1,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 20,41 tỷ USD, tăng 2%. Tính chung kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 10 tháng, khu vực kinh tế trong nước đạt 69,77 tỷ USD, tăng 7,7%, chiếm 26% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 198,16 tỷ USD, tăng 20,1%, chiếm 74%. Từ đầu năm đến nay, cả nước có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD (chiếm 92,4% tổng kim ngạch xuất khẩu), trong đó có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD (chiếm 63%). Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước tính đạt 3,03 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước. Nhóm hàng công nghiệp chế biến ước tính đạt 238,81 tỷ USD, tăng 17,3%. Nhóm hàng nông sản, lâm sản đạt 19,2 tỷ USD, tăng 15,1%.

Theo Báo cáo "Đánh giá Cạnh tranh của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD): Ngành Logistics tại Việt Nam" năm 2019: Ngành logistics của Việt Nam đạt tốc độ phát triển bình quân 12%-14%/năm, đóng góp vào GDP từ 4%-5% và bình quân 10 nước ASEAN, ngành Logistics đóng góp vào GDP trung bình 5% ở các nước thành viên ASEAN, thu nhận 5% việc làm trong ASEAN, tỷ lệ thuê ngoài khoảng 60%-70%, chi phí logistic tương đương 16,8% GDP.


 Nguồn:Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương

 Thứ tư, 14/12/2022 14:47

Chưa quan tâm tới khả năng kết nối và tương tác nên một số trung tâm logistics rất đông khách, một số nơi khác dù có quy hoạch, được UBND tỉnh ủng hộ nhưng vẫn không phát triển...



Sự phát triển các trung tâm logistics ở Việt Nam hiện đang có sự chưa cân bằng

Chia sẻ tại hội thảo “Tối ưu hóa chi phí với trung tâm logistics và kinh tế tuần hoàn” trong khuôn khổ Diễn đàn logistics Việt Nam 2022 ngày 26/11/2022, các diễn giả đến từ các doanh nghiệp dẫn đầu về logistics đã cùng bàn luận về một nội dung tuy mới mẻ nhưng có tính thực tiễn cao. Đó là xu hướng phát triển trung tâm logistics và lợi ích của trung tâm logistics đối với việc tối ưu hóa chi phí.

Bất cập do trung tâm logistics quy hoạch sau kết cấu hạ tầng đô thị

Từ góc độ của một công ty thương mại điện tử quốc tế đồng thời là một trong những đơn vị khai thác thương mại điện tử lớn nhất tại Đông Nam Á, ông Vũ Đức Thịnh, Tổng Giám đốc Lazada Logistics Việt Nam đánh giá các trung tâm logistics không chỉ góp phần gia tăng hiệu quả trong hoạt động logistics, mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.

“Tốc độ tăng trưởng vượt bậc của thương mại điện tử trong thời gian qua đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống logistics phục vụ cho thương mại điện tử, trong đó bao gồm các trung tâm logistics”, ông Thịnh nhấn mạnh.

Hiện nay các nước Đông Nam Á cũng đang phát triển theo xu hướng đó. Bản thân Việt Nam cũng đang hình thành trung tâm logistics này. Theo ông Thịnh, các trung tâm logistics ở Việt Nam mới bắt đầu hình thành nhưng logistics đã có từ lâu, mang tính rải rác nên hiệu quả chưa cao.

“Rõ ràng khi chúng ta tập trung, xây dựng được những trung tâm logistics và đi kèm là hệ sinh thái cho logistics như cơ sở hạ tầng, đường xá, giao thông, công nghệ thông tin… sẽ giúp tối ưu hóa chi phí logistics hơn”, ông Thịnh cho biết.

Mặc dù vậy, sự phát triển các trung tâm logistics ở Việt Nam hiện đang có sự chưa cân bằng. Theo ông Lê Quang Trung, Phó Tổng Giám đốc, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, với quan điểm phát triển chung, hệ thống cảng biển trên cả nước đều cần có sự phát triển đồng bộ, có tính kết nối cao.

Song do điều kiện địa lý, tự nhiên nên ảnh hưởng rất lớn đến đặc thù phát triển của các trung tâm logistics. Với khu vực miền Nam, các loại hình, phương thức vận tải đầy đủ, dồi dào, có khả năng kết nối cao.

Ngược lại, miền Bắc với địa lý không bằng phẳng, mức tập tập trung các khu công nghiệp không cao, do vậy phương thức vận tải chủ yếu là đường bộ, thiếu một số phương thức vận tải quan trọng như đường thủy, đường sắt, sự kết nối hàng không chưa cao.

Đặc biệt ở thời điểm hiện tại, nếu xét tính đồng bộ về mặt quy hoạch, khả năng kết nối vùng thì ở miền Bắc các vùng kinh tế thì các trung tâm logistics thường được quy hoạch sau kết cấu hạ tầng đô thị. 

Cần tính tới khả năng kết nối và tương tác

Để các trung tâm logistics miền Bắc phát triển đúng nghĩa, đại diện Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam đưa ra một số đề xuất, trong đó có vấn đề quy hoạch.

Theo đó, quy hoạch tổng thể trong trung tâm logistics cần có nghiên cứu sâu về kết nối giữa các vùng kinh tế. Đồng nghĩa với việc, trung tâm logistics ở vùng này không chỉ để sử dụng cho vùng đó mà cần có sự tương tác.

Ông Trung cũng thẳng thắn nhận xét rằng các trung tâm logistics phía Bắc vẫn đang có tình trạng “kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra”. Một số kho, trung tâm rất đông khách, nhưng một số nơi khác có quy hoạch, tỉnh ủng hộ nhưng chưa phát triển. Điều này cho thấy, chúng ta chưa quan tâm tới khả năng kết nối và tương tác.

Vì vậy, cần đẩy mạnh các trung tâm logistics theo hướng hoàn thiện hơn các kết nối về mặt thông tin, hạ tầng và tài nguyên với các trung tâm logistics và thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng có thể sử dụng chung nguồn lực...


nguồn CP



 Ngày 09/12 tại trụ sở Cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Nguyễn Xuân Cường đã chủ trì cuộc họp với các cơ quan, đơn vị liên quan về công tác kiểm soát tải trọng xe (KSTTX), cấp phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng (sau đây gọi là Giấy phép lưu hành xe).




Cục trưởng Nguyễn Xuân Cường đã chủ trì cuộc họp

Chuyển biến tích cực về ý thức chấp hành của các doanh nghiệp vận tải, các chủ xe, lái xe, chủ hàng

Báo cáo tại cuộc họp, ông Lê Hồng Điệp, Phòng Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông cho biết, công tác kiểm soát tải trọng phương tiện tiếp tục được sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban ATGT Quốc gia và Bộ GTVT trong công tác chỉ đạo, điều hành; sự vào cuộc quyết liệt của các địa phương, cùng phối hợp triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, đã tạo ra sự chuyển biến tích cực về ý thức chấp hành của các doanh nghiệp vận tải, các chủ xe, lái xe, chủ hàng.

Công tác kiểm soát tải trọng phương tiện cơ bản vẫn được triển khai rộng khắp trên toàn quốc, các lực lượng Thanh tra giao thông, Công chức Thanh tra các Khu QLĐB đã khắc phục khó khăn về điều kiện làm việc, biên chế, kinh phí, tăng cường kiểm tra, kiểm soát trên các tuyến đường, tình trạng vi phạm về chở hàng hóa quá tải trọng đã giảm; thị phần vận tải đang được cơ cấu lại hợp lý, có sự kết hợp hài hòa giữa các phương thức vận tải đường sắt, đường bộ, hàng hải, đường thủy nội địa; góp phần bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường.

Các cảng biển lớn tại TP. Hải Phòng, các tỉnh Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Bà Rịa Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh cơ bản đã kiểm soát chặt chẽ tình trạng xe chở hàng quá tải ra vào cảng và xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng. Các cơ quan truyền thông, phương tiện thông tin đại chúng tiếp tục vào cuộc quyết liệt trong công tác tuyên truyền, vận động mang lại hiệu quả tích cực, tạo được sự đồng thuận và ủng hộ của các Hiệp hội và toàn xã hội; đồng thời phản ánh đa chiều về các bất cập trong công tác KSTTX.

Qua theo dõi kết quả, báo cáo của các Khu QLĐB và phản ánh của các cơ quan thông tấn báo chí, phản ánh của người dân về đường dây nóng của Cục ĐBVN, đa số địa phương vẫn duy trì tốt công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông, kiềm chế tái diễn tình trạng xe chở hàng quá tải và xe vi phạm kích thước thùng hàng.


Tăng cường kiểm soát tải trọng xe, cấp Giấy phép lưu hành xe

Cục trưởng Cục Đường bộ VN Nguyễn Xuân Cường cho biết, trong thời gian qua, Cục Đường bộ Việt Nam đã triển khai thực hiện tốt công tác kiểm soát tải trọng xe, cấp Giấy phép lưu hành xe, Cục đã chỉ đạo, đôn đốc các Khu Quản lý đường bộ, các Sở GTVT triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, Cục trưởng Nguyễn Xuân Cường nêu lên những khó khăn, vướng mắc, hạn chế hiện nay đó là xuất phát từ tình hình thực tế và qua thời gian triển khai thực hiện công tác kiểm soát tải trọng xe, cấp Giấy phép lưu hành xe đã gặp một số vấn đề, ý kiến xoay quanh việc cấp Giấy phép xe lưu hành xe quá khổ, quá tải, siêu trường, siêu trọng.

Theo Cục trưởng Nguyễn Xuân Cường, các cơ quan, đơn vị đã thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện thì một số hiện tượng “trá hình” trong việc cấp Giấy phép lưu hành xe, gây ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng giao thông, cũng như gây áp lực cho cơ quan cấp Giấy phép xe lưu hành xe.

Lý giải về nguyên nhân này, Cục trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, một số cơ quan được cấp phép như các Khu Quản lý đường bộ, các Sở GTVT có tâm lý ngại, quá thận trọng trong việc này, nên gây ra một số khó khăn cho các doanh nghiệp, nên cần phải có giải pháp vừa thông thoát, vừa đúng quy định của pháp luật, nhưng không gây ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng giao thông.

Cục trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: Công tác cấp Giấy phép lưu hành xe và công tác kiểm soát tải trọng xe là vấn đề nhạy cảm và là nhiệm vụ rất quan trọng đối với Cục Đường bộ Việt Nam. Chính vì vậy, trong công tác quản lý điều hành hàng ngày cần phải thường xuyên nắm bắt thông tin để có điều chỉnh, giải pháp cho phù hợp, vừa nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vận tải đảm bảo ATGT, thúc đẩy kinh tế, xã hội.

Tuy nhiên vẫn còn một số đơn vị, một số Sở GTVT trong quá trình cấp Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng còn chưa đúng quy định, trong thời gian tới các Khu Quản lý đường bộ, các Sở GTVT phải thực hiện theo đúng quy định, đảm bảo kết cấu hạ tầng giao thông, 

Cục trưởng giao Phòng Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông tham mưu để Cục ban hành văn bản gửi các Sở GTVT, các Khu Quản lý đường bộ rà soát lại hiện tượng cấp Giấy phép lưu hành xe không đúng quy định để chấn chỉnh, rút kinh nghiệm.

Cục trưởng giao Phòng Pháp chế, Thanh tra tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm, thành lập Đoàn Thanh tra, thanh tra đột xuất đối với các đơn vị thực hiện không đúng quy định về cấp Giấy phép lưu hành xe.

Nâng cao thị phần vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải để giảm áp lực cho đường bộ

Cục trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết: Chúng ta có 5 phương thức vận tải (đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không), trong đó đường bộ là phương thức vận tải linh hoạt, thân thiện nhất, để có hiệu quả thì cần phải kết nối cả 5 phương thức vận tải này để đảm bảo vấn đề xe siêu trường, siêu trọng, đỡ gây ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng giao thông.

“Cục Đường bộ Việt Nam sẽ báo cáo Bộ GTVT về việc cấp Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; đồng thời kiến nghị Bộ có giải pháp tái cơ cấu vận tải, nâng cao thị phần vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải để giảm áp lực cho đường bộ, đảm bảo kết cấu hạ tầng giao thông, giảm nguy cơ tai nạn giao thông” - Cục trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị.

Cục trưởng cũng đề nghị cần đẩy nhanh tái cơ cấu thị phần vận tải, nâng cao thị phần vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hảiKhuyến cáo đối với quãng đường từ 300km trở lên, nên kết nối đi đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải. Chúng ta có hệ thống đường sắt nhưng sử dụng để giảm tải cho đường bộ chưa hiệu quả, nhất là tuyến chuyên chở hàng hóa. Các tuyến vận tải đường bộ bằng xe container, xe vận chuyển hàng hóa trọng tải lớn còn nhiều, là nguyên nhân khiến chất lượng hệ thống đường bộ giảm chất lượng.


nguồn :cp


 

Bộ Y tế hướng dẫn thực hành tiêm chủng một số loại vắc-xin phòng COVID-19 đang triển khai tại Việt Nam













 




















 

Chuyên gia khuyến cáo không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng.

Sự kiện: Vắc-xin COVID-19

Trong Quyết định 3588 về việc Hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 ban hành ngày 26/7, Bộ Y tế lưu ý người được tiêm vaccine sau khi tiêm cần thiết luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24, ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm.

Ngoài ra, không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng.

Theo các chuyên gia, rượu, bia có thể ức chế miễn dịch, gây mất nước, giảm khả năng chống nhiễm trùng, tăng nguy cơ biến chứng, gây khó khăn khi phân biệt phản ứng của rượu, bia và phản ứng của vaccine.

Không uống nhiều thực phẩm chứa caffein (trà, cà phê, nước tăng lực...) trước khi tiêm. Bởi caffein làm tăng tần số tim, tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim khi sử dụng quá nhiều. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả khám sàng lọc, chỉ định tiêm chủng.


                                          Tiêm vaccine COVID-19 cho người dân

Người đi tiêm cũng cần bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ bởi sau tiêm cơ thể có thể bị sốt, dễ gây mất nước. Nên uống nước từ từ, chia nhỏ lượng uống, có thể bổ sung nước hoa quả như nước chanh, nước cam để cung cấp thêm vitamin C, A.

Nên ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm, đủ các nhóm chất thịt, cá trứng sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi.

Nếu buồn nôn và chán ăn sau tiêm, nên ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo thịt bằm với đậu xanh... và chia nhỏ bữa ăn.

BS Phạm Quang Thái, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, lưu ý người tiêm vaccine COVID-19 xong cần nghỉ ngơi hợp lý, không nằm suốt ngày, không nên vận động mạnh, ăn uống đầy đủ.

"Không vì khó chịu chán ăn mà bỏ bữa, ăn đủ chất, uống đủ nước để hạn chế tình trạng sốt và nhanh trải qua vấn đề đang gặp hơn. Nên ăn hoa quả, bổ sung vitamin" - BS Thái khuyến cáo.

 

     Thực hiện theo công văn số 7630/BGTVT-VT do Bộ Giao thông vận tải gửi tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tạo thuận lợi cho phương tiện vận chuyển hàng hoá được lưu thông thuận lợi khi đi, đến hoặc đi qua khu vực thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020, Công ty TNHH MTV VT & TM Xuân Hiếu đã được  cấp thẻ nhận diện phương tiện có mã QRCode cho các phương tiện vận tải lưu thông phục vụ vận tải hàng hoá.